Bài viết mới nhất
VI BẰNG GIAO NHẬN TIỀN
27/09/19 04:09:11 Lượt xem: 1989
Vi bằng giao nhận tiền là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi các bên giao, nhận tiền được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Bạn muốn bảo vệ mình khi giao dịch liên quan đến giao nhận tiền, hãy yêu cầu Thừa phát lại chứng kiến, ghi nhận, lập vi bằng về việc giao nhận tiền.
VI BẰNG GIAO NHẬN TIỀN
Trong cuộc sống chúng ta thường thực hiện việc giao cho người khác, hay nhận từ người khác một số tiền lớn để thực hiện 1 nghĩa vụ trong quan hệ pháp lý (chuyển nhượng nhà-đất/mua bán căn hộ; mua tài sản; vay mượn tiền; chia di sản thừa kế; chia tài sản chung; góp vốn hợp tác đầu tư…) và không muốn có tranh chấp pháp lý liên quan. Ví dụ: Có hay không việc giao nhận tiền, số tiền giao nhận là bao nhiêu, mục đích của việc giao nhận. Nếu các bên có thể tự xác lập các văn bản thể hiện việc giao nhận tiền, tự ký kết và nhờ người thứ 3 làm chứng thì phương thức này tiềm ẩn 1 số rủi ro nếu vụ việc phát sinh tranh chấp như: Người làm chứng chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự; Văn bản thể hiện việc giao nhận tiền mất, thất lạc hoặc hư hỏng. Vi bằng giao nhận tiền là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi các bên giao, nhận tiền được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Khi yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận các bên giao nhận tiền, lợi ích của vi bằng sẽ mang lại cho bạn sự an toàn pháp lý bởi:
– Người giao nhận tiền không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra giấy tờ tùy thân của các bên và có hình ảnh sự kiện, hành vi các bên giao nhận tiền kèm theo vi bằng.
– Người giao tiền cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng, chứng kiến cho mình mà sau đó bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự bởi kể từ thời điểm vi bằng được xác lâp, được Thừa phát lại đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh, vi bằng không quy định thời hiệu. Người dân chỉ cần xuất trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất.
– Bạn cũng không phải lo lắng vì văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng do Thừa phát lại lập có đính kèm văn bản/Biên bản giao nhận tiền nêu rõ số lượng tiền được giao, mục đích giao nhận tiền, bên giao, bên nhận. Vi bằng được lập thành 3 bản, 1 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại, 1 bản giao cho người người yêu cầu lập vi bằng, 01 bản gửi Sở Tư pháp để đăng ký tại trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập. Chế độ lưu trữ Vi bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật và lưu trữ vô thời hạn. Trong trường hợp người dân bị mất, thất lạc vi bằng hoặc vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến 1 trong 2 cơ quan trên để xin sao y vi bằng.
Vì vậy, bạn muốn bảo vệ mình khi giao dịch liên quan đến giao nhận tiền, hãy yêu cầu Thừa phát lại chứng kiến, ghi nhận, lập vi bằng về việc giao nhận tiền./.
Trong cuộc sống chúng ta thường thực hiện việc giao cho người khác, hay nhận từ người khác một số tiền lớn để thực hiện 1 nghĩa vụ trong quan hệ pháp lý (chuyển nhượng nhà-đất/mua bán căn hộ; mua tài sản; vay mượn tiền; chia di sản thừa kế; chia tài sản chung; góp vốn hợp tác đầu tư…) và không muốn có tranh chấp pháp lý liên quan. Ví dụ: Có hay không việc giao nhận tiền, số tiền giao nhận là bao nhiêu, mục đích của việc giao nhận. Nếu các bên có thể tự xác lập các văn bản thể hiện việc giao nhận tiền, tự ký kết và nhờ người thứ 3 làm chứng thì phương thức này tiềm ẩn 1 số rủi ro nếu vụ việc phát sinh tranh chấp như: Người làm chứng chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự; Văn bản thể hiện việc giao nhận tiền mất, thất lạc hoặc hư hỏng. Vi bằng giao nhận tiền là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi các bên giao, nhận tiền được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Khi yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận các bên giao nhận tiền, lợi ích của vi bằng sẽ mang lại cho bạn sự an toàn pháp lý bởi:
– Người giao nhận tiền không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra giấy tờ tùy thân của các bên và có hình ảnh sự kiện, hành vi các bên giao nhận tiền kèm theo vi bằng.
– Người giao tiền cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng, chứng kiến cho mình mà sau đó bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự bởi kể từ thời điểm vi bằng được xác lâp, được Thừa phát lại đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh, vi bằng không quy định thời hiệu. Người dân chỉ cần xuất trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất.
– Bạn cũng không phải lo lắng vì văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng do Thừa phát lại lập có đính kèm văn bản/Biên bản giao nhận tiền nêu rõ số lượng tiền được giao, mục đích giao nhận tiền, bên giao, bên nhận. Vi bằng được lập thành 3 bản, 1 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại, 1 bản giao cho người người yêu cầu lập vi bằng, 01 bản gửi Sở Tư pháp để đăng ký tại trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập. Chế độ lưu trữ Vi bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật và lưu trữ vô thời hạn. Trong trường hợp người dân bị mất, thất lạc vi bằng hoặc vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến 1 trong 2 cơ quan trên để xin sao y vi bằng.
Vì vậy, bạn muốn bảo vệ mình khi giao dịch liên quan đến giao nhận tiền, hãy yêu cầu Thừa phát lại chứng kiến, ghi nhận, lập vi bằng về việc giao nhận tiền./.
- 1989 reads
Tin liên quan
Quán triệt và thực hiện Thông tư 05/2020/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
Ngày 28/8/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BTP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
VI BẰNG GIAO THÔNG BÁO
Trong một số trường hợp giao dich dân sự, pháp luật quy định các chủ thể phải báo, thông báo trước cho bên kia biết về một sự việc, một hành vi pháp lý mà chủ thể đó sẽ thực hiện ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
VI BẰNG GHI NHẬN CHỨNG CỨ GHI ÂM, GHI HÌNH VÀ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ
Thực tế những năm gần đây, trong hoạt động Thừa phát lại, chúng tôi gặp khá nhiều trường hợp như: đương sự cần xác nhận nợ, xác nhận một nghĩa vụ nhưng đối tác không muốn ký văn bản xác nhận, hoặc ra Tòa làm chứng; trường hợp cung cấp hình ảnh về một vụ tai nạn giao thông, hoặc tường hợp các trang web đăng tin vi phạm bản quyền sản phẩm hoặc sở hữu trí tuệ v.v… đã tìm đến Thừa phát lại. Chúng tôi đã đáp ứng yêu cầu của các đương sự thu thập chứng cứ đúng quy định của pháp luật.
Lập vi bằng còn nhiều trắc trở
Lập vi bằng là thế mạnh của Thừa phát lại, được Nhà nước và xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều quan điểm chưa thống nhất về phạm vi lập vi bằng, dẫn đến việc hạn chế phạm vi lập vi bằng, và quyền tạo lập chứng cứ của người dân. Tại Hội thảo đánh giá kết quả thí điểm thừa phát lại (TPL) trên địa bàn TP.HCM, vấn đề trên đã được nêu ra thảo luận.
Văn phòng Thừa phát lại Phú Quốc
Địa chỉ: Số 254 đường Nguyễn Trung Trực, khu phố 5, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Điện thoại 1: 02973 862 999
Điện thoại 2: 02973 863 999
Hotline 1: 0909 229 229
Hotline 2: 0988 299 299
Giám đôc Điều hành: 0909 969 969
Email: tuvan@thuaphatlaiphuquoc.com
Điện thoại 1: 02973 862 999
Điện thoại 2: 02973 863 999
Hotline 1: 0909 229 229
Hotline 2: 0988 299 299
Giám đôc Điều hành: 0909 969 969
Email: tuvan@thuaphatlaiphuquoc.com
- 20 reads
Copyright © thuaphatlaiphuquoc
Thiết kế bởi VINNO
- 2 reads
Viết bình luận