Bài viết mới nhất
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại Phú Quốc, góp phần đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của người dân
03/01/21 07:01:45 Lượt xem: 1137
Văn phòng Thừa phát lại Phú quốc được thành lập theo Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại số 12450/QĐ-UBND ngày 16/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đăng ký hoạt động số 01/TP-TPL-ĐKHĐ do Sở Tư pháp Kiên Giang cấp ngày 11/11/2020; Địa chỉ trụ sở: Số 79 đường 30/4, Khu phố 1, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Văn phòng Thừa phát lại Phú quốc được thành lập theo Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại số 12450/QĐ-UBND ngày 16/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đăng ký hoạt động số 01/TP-TPL-ĐKHĐ do Sở Tư pháp Kiên Giang cấp ngày 11/03/2021; Địa chỉ trụ sở: Số 79 đường 30/4, Khu phố 1, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Văn phòng Thừa phát lại Phú quốc thành lập là đáp ứng yêu cầu cần thiết tại địa bàn Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu dịch vụ pháp lý của ngươi dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tổ chức và cá nhân, đẩy mạnh cải cách tư pháp, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Kiên Giang.
Sự cần thiết thành lập Văn phòng thừa phát lại tại Phú Quốc
Phú Quốc là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, bao gồm đảo lớn Phú Quốc, và quần đảo Thổ Chu với tổng số 22 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, trong đó đảo Phú Quốc rộng khoảng 565 km2, chiếm phần lớn diện tích của Phú Quốc có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. Từ cực Bắc đến cực Nam của Đảo dài khoảng 50 km. Về vị trí địa lý, Phú Quốc cách quốc gia láng giềng Cămpuchia 4 hải lý; cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.
Sự cần thiết thành lập Văn phòng thừa phát lại tại Phú Quốc
Phú Quốc là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, bao gồm đảo lớn Phú Quốc, và quần đảo Thổ Chu với tổng số 22 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, trong đó đảo Phú Quốc rộng khoảng 565 km2, chiếm phần lớn diện tích của Phú Quốc có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. Từ cực Bắc đến cực Nam của Đảo dài khoảng 50 km. Về vị trí địa lý, Phú Quốc cách quốc gia láng giềng Cămpuchia 4 hải lý; cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.
Phú Quốc có diện tích tự nhiên là 589,23 km2, dân số tính đến đầu năm 2020 vào gần khoảng 180.000 người với 10 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Dương Đông, Thị trấn An Thới và 8 xã, gồm: Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hòn Thơm, Hàm Ninh và Thổ Châu. Hiện nay, mặc dù Phú Quốc vẫn là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Kiên Giang, nhưng Phú Quốc đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại II từ ngày 17/9/2014. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho giao thương quốc tế, với sự đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong thời gian qua, kinh tế - xã hội Phú Quốc có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ, đã và đang dần trở thành một đô thị hiện đại, một cực tăng trưởng của cả nước.

Thị trấn Dương Đông huyện Phú Quốc (ảnh minh họa)
Nhu cầu dịch vụ Thừa phát lại tại Phú Quốc
Hiện tại, trên địa bàn huyện Phú Quốc chưa có Văn phòng Thừa phát lại nào được thành lập. Trong khi đó, khoảng 05 (năm) năm gần đây, nền kinh tế Phú Quốc có sự phát triển mạnh mẽ (đặc biệt là sự phát triển của thị trường bất động sản cả về nguồn cung lẫn giao dịch). Cùng với sự phát triển của kinh tế thì các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp. Các khiếu kiện tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, các loại khiếu kiện, tranh chấp có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn về nội dung. Sự phân tích dưới dây về nhu cầu Thừa phát lại đối với từng lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể của Thừa phát lại sẽ cho ta thấy rõ hơn về nhu cầu bức thiết là cần phải thành lập ít nhất một Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở tại huyện Phú Quốc.

Thị trấn Dương Đông huyện Phú Quốc (ảnh minh họa)
Nhu cầu dịch vụ Thừa phát lại tại Phú Quốc
Hiện tại, trên địa bàn huyện Phú Quốc chưa có Văn phòng Thừa phát lại nào được thành lập. Trong khi đó, khoảng 05 (năm) năm gần đây, nền kinh tế Phú Quốc có sự phát triển mạnh mẽ (đặc biệt là sự phát triển của thị trường bất động sản cả về nguồn cung lẫn giao dịch). Cùng với sự phát triển của kinh tế thì các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp. Các khiếu kiện tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, các loại khiếu kiện, tranh chấp có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn về nội dung. Sự phân tích dưới dây về nhu cầu Thừa phát lại đối với từng lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể của Thừa phát lại sẽ cho ta thấy rõ hơn về nhu cầu bức thiết là cần phải thành lập ít nhất một Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở tại huyện Phú Quốc.
Do nhu cầu tống đạt các văn bản, giấy tờ liên quan đến tố tụng theo yêu cầu của Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân và của Chi cục thi hành án dân sự tại huyện đảo Phú Quốc rất lớn. Thừa phát lại là người có trình độ pháp luật, được đào tạo về nghiệp vụ, quy trình, có thẩm quyền tống đạt văn bản. Vì vậy, giao việc tống đạt văn bản cho Thừa phát lại sẽ tốt hơn và giúp tiết kiệm thời gian cho cán bộ Tòa án, Viện Kiểm sát và Cơ quan thi hành án dân sự, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự theo đúng quy định của pháp luật tố tụng.
Đối với việc tạo lập chứng cứ, bổ sung nguồn chứng cứ để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Trên địa bàn huyện Phú Quốc, các quan hệ dân sự, kinh tế phát triển đa chiều và phức tạp dẫn đến nhiều tranh chấp và vi phạm pháp luật do những mâu thuẫn khác nhau về lợi ích. Sự gia tăng các tranh chấp và vi phạm pháp luật tạo ra quá tải đối với cơ quan tư pháp trong việc xử lý các vi phạm, tranh chấp vì tình trạng thiếu chứng cứ, thiếu tài liệu chứng minh. Vì vậy, tình trạng án tồn đọng chưa xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật chưa được thi hành trên địa bàn Huyện đang là thực tế phải giải quyết.
Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định: Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định: “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Vi bằng do Thừa phát lại lập giúp các cá nhân, tổ chức tạo lập chứng cứ, kịp thời bảo quản, lưu giữ những chứng cứ quan trọng mà nếu không có việc lập vi bằng của Thừa phát lại thì việc thu thập chứng cứ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do có những chứng cứ không còn tồn tại theo thời gian, giúp người dân có cơ hội bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng pháp luật.
Đối với việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự
Xác minh điều kiện thi hành án dân sự là việc làm rõ người phải thi hành án có khả năng hay không có khả năng về kinh tế để thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án. Căn cứ Điểm đ, khoản 1 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014 thì người được thi hành án có các quyền, nghĩa vụ sau đây trong thi hành án dân sự: “…Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án”. Thừa phát lại có chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền để xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo yêu cầu của đương sự.
Từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Phú Quốc, từ sự phân tích về nhu cầu về dịch vụ Thừa phát lại đối với từng lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể của Thừa phát lại cho thấy nhu cầu bức thiết là cần phải thành lập ít nhất một Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở tại thành phố Phú Quốc.
Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại Phú Quốc ở thời điểm này không chỉ phù hợp với chủ trương, kế hoạch phát triển Văn phòng Thừa phát lại của tỉnh Kiên Giang mà còn là đáp ứng yêu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay tại thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
H.H
Đối với việc tạo lập chứng cứ, bổ sung nguồn chứng cứ để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Trên địa bàn huyện Phú Quốc, các quan hệ dân sự, kinh tế phát triển đa chiều và phức tạp dẫn đến nhiều tranh chấp và vi phạm pháp luật do những mâu thuẫn khác nhau về lợi ích. Sự gia tăng các tranh chấp và vi phạm pháp luật tạo ra quá tải đối với cơ quan tư pháp trong việc xử lý các vi phạm, tranh chấp vì tình trạng thiếu chứng cứ, thiếu tài liệu chứng minh. Vì vậy, tình trạng án tồn đọng chưa xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật chưa được thi hành trên địa bàn Huyện đang là thực tế phải giải quyết.
Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định: Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định: “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Vi bằng do Thừa phát lại lập giúp các cá nhân, tổ chức tạo lập chứng cứ, kịp thời bảo quản, lưu giữ những chứng cứ quan trọng mà nếu không có việc lập vi bằng của Thừa phát lại thì việc thu thập chứng cứ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do có những chứng cứ không còn tồn tại theo thời gian, giúp người dân có cơ hội bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng pháp luật.
Đối với việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự
Xác minh điều kiện thi hành án dân sự là việc làm rõ người phải thi hành án có khả năng hay không có khả năng về kinh tế để thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án. Căn cứ Điểm đ, khoản 1 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014 thì người được thi hành án có các quyền, nghĩa vụ sau đây trong thi hành án dân sự: “…Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án”. Thừa phát lại có chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền để xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo yêu cầu của đương sự.
Từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Phú Quốc, từ sự phân tích về nhu cầu về dịch vụ Thừa phát lại đối với từng lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể của Thừa phát lại cho thấy nhu cầu bức thiết là cần phải thành lập ít nhất một Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở tại thành phố Phú Quốc.
Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại Phú Quốc ở thời điểm này không chỉ phù hợp với chủ trương, kế hoạch phát triển Văn phòng Thừa phát lại của tỉnh Kiên Giang mà còn là đáp ứng yêu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay tại thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
H.H
- 1137 reads
Tin liên quan
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRỤ SỞ VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI PHÚ QUỐC
Văn phòng Thừa phát lại Phú Quốc - Tổ chức hành nghề phừa phát lại duy nhất có trụ sở và hoạt động hợp pháp tại Phú Quốc
Giới thiệu
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI PHÚ QUỐC
Văn phòng Thừa phát lại Phú Quốc
Địa chỉ: Số 254 đường Nguyễn Trung Trực, khu phố 5, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Điện thoại 1: 02973 862 999
Điện thoại 2: 02973 863 999
Hotline 1: 0909 229 229
Hotline 2: 0988 299 299
Giám đôc Điều hành: 0909 969 969
Email: tuvan@thuaphatlaiphuquoc.com
Điện thoại 1: 02973 862 999
Điện thoại 2: 02973 863 999
Hotline 1: 0909 229 229
Hotline 2: 0988 299 299
Giám đôc Điều hành: 0909 969 969
Email: tuvan@thuaphatlaiphuquoc.com
- 20 reads
Copyright © thuaphatlaiphuquoc
Thiết kế bởi VINNO
- 2 reads
Viết bình luận